Trẻ bị đau bụng nôn không sốt là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân và cách điều trị cho tình trạng này đều là những điều mà cha mẹ cần hiểu để giúp con trẻ khỏe mạnh hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ nôn nhiều không sốt
Tình trạng nôn xuất hiện khi trẻ bị ngộ độc thức ăn hoặc do thuốc. Nôn sẽ giúp loại bỏ những chất gây hại ra khỏi cơ thể của trẻ. Thông thường, các bé sẽ có cảm giác buồn nôn và các mẹ hãy lưu ý nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi thì đây là dự báo trẻ chuẩn bị nôn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài và cách xử lý sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi.
Đối với những bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ sẽ không biết được tình trạng nôn của trẻ là do ăn uống hay bệnh gây ra. Vì thế, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Nếu trẻ nôn ói nhiều thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng tắc ruột hoặc nhiễm trùng ruột.
Với những bé trên 12 tháng tuổi như trẻ 2 tuổi hay 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt thì nguyên nhân có thể là vì viêm dạ dày ruột do nhiễm siêu vi. Các triệu chứng này xuất hiện khá nhanh và sẽ biến mất từ 24 đến 48 giờ tiếp theo. Một lý do nữa khiến bé nôn nhiều nhưng không sốt đó là thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc bé vô tình cho đồ vật bị nhiễm khuẩn vào miệng.
Nôn do cảm lạnh
Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài thường do cảm lạnh gây ra. Thời tiết thay đổi sẽ khiến trẻ dễ bị ốm. Bên cạnh đó, cảm cúm là yếu tố gây ra tình trạng trẻ bị nôn. Khi bị cảm, dạ dày của bé luôn trong tình trạng co thắt vì xuất hiện những cơn ho và sổ mũi. Nếu ho nhiều cơ bụng sẽ cơ thắt đột ngột và tình trạng nôn ở bé sẽ xảy ra.
Bên cạnh dấu hiệu trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài, trẻ bị cảm lạnh còn có tình trạng mệt mỏi, quấy khóc và xuất hiện sổ mũi, hắt hơi, ho trong thời gian dài. Thông thường, tình trạng trẻ nôn vì cảm lạnh sẽ hết sau 7 đến 10 ngày nếu các mẹ chăm sóc bé đúng cách.
Nôn do rối loạn tiêu hóa
Ngộ độc thức ăn do nhiễm khuẩn hay rối loạn tiêu hóa cũng sẽ gây ra tình trạng trẻ bị nôn nhiều không sốt. Dấu hiệu nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa đó là trẻ cảm thấy đau bụng và xuất hiện đi ngoài nhiều lần. Rối loạn tiêu hóa cũng xuất hiện nếu trẻ ăn phải các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hay không bảo quản, chế biến đúng cách.
Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn
Phụ huynh sẽ khó phân biệt giữa viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn vì nhiều triệu chứng tương đồng như nôn ói liên tục từ 5 - 10 phút/ lần trong 12 tiếng đầu tiên. Tuy nhiên, cha mẹ có thể dựa vào những khác biệt sau để xác định:
Nếu trẻ nhiễm viêm dạ dày ruột thì sẽ kèm sốt cao, đau bụng đột phát một cách bất ngờ. Tình trạng này sẽ kéo dài từ 12 đến 72 tiếng, theo sau là hiện tượng tiêu chảy.
Trong trường hợp chỉ liên tục nôn ói trong vòng 12 giờ mà không có dấu hiệu sốt thì có khả năng là ngộ độc thực phẩm, hiện tượng tiêu chảy có thể xảy ra hoặc không xuất hiện.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu bao gồm tình trạng sốt cao trong nhiều ngày đi kèm nôn ói, đi tiểu cảm thấy rát hoặc nước tiểu có mùi lạ. Trường hợp trẻ nôn nhưng không sốt thì khả năng mắc bệnh lý này không cao.
Tắc ruột
Tuy là bệnh lý hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm cho trẻ, cần được điều trị càng nhanh càng tốt nếu mắc phải. Triệu chứng của tắc ruột cụ thể là đau bụng dữ dội, đau bụng theo từng cơn hoặc liên tục, nôn ói, đau bụng nhưng không muốn đi ngoài, da nhợt nhạt hoặc ra nhiều mồ hôi. Nếu bắt gặp trẻ mắc phải những dấu hiệu này thì hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để tránh mọi rủi ro.
Hẹp phì đại môn vị
Trẻ mới sinh vừa 3 đến 5 tuần tuổi bất chợt gặp tình trạng buồn nôn, kéo dài liên tục trong ngày thì có thể là đây là dấu hiệu của chứng hẹp phì đại môn vị. Tình trạng nôn này sẽ lặp lại liên tục nhưng không có dấu hiệu sốt cao đi chung.
Cách xử lý trẻ bị nôn bất thường nhiều không sốt không đi ngoài
Vậy trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? Dưới đây là một số lưu ý mà các mẹ nên biết để kịp thời xử lý nếu bé gặp phải tình trạng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài nhé.
Bình tĩnh xử lý tình huống
Khi bé gặp phải tình trạng nôn, điều quan trọng mẹ nên làm đó là tìm khăn sạch và lau miệng cho trẻ. Không nên vội bế bé lên trong khi nôn vì cách làm này sẽ khiến trẻ có nguy cơ trào ngược vào phổi. Bé khi nôn sẽ có cảm giác sợ hãi, do đó các mẹ cần bình tĩnh để xử lý. Không nên hoảng loạn vì trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng quấy khóc và nôn nhiều hơn.
Các mẹ cũng nên lưu ý là giữ cho con nằm yên với tư thế kê cao đầu để tránh dẫn đến hiện tượng trào ngược. Nếu nhận thấy bé nôn nhiều thì mẹ cần cho bé nằm nghiêng một bên để bé hít thở không khí. Bên cạnh đó, nên vệ sinh cho bé sau khi nôn để tránh gặp phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp.