Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình dạng như con bướm, gồm hai thùy, nằm ở trước cổ, chịu trách nhiệm điều tiết nhiều hoạt động của cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất và tăng trưởng. Hormone do tuyến giáp sản xuất hoạt động trên tế bào trong hầu hết mọi mô của cơ thể.
XÉT NGHIỆM MÁU KIỂM TRA CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP: TSH, FT3, FT4
1.XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP LÀ GÌ?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình dạng như con bướm, gồm hai thùy, nằm ở trước cổ, chịu trách nhiệm điều tiết nhiều hoạt động của cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất và tăng trưởng.
(Nguồn: www.jeunvie.co.uk/blogs/news/thyroid-gland-problems)
Tuyến giáp sản xuất hai loại hormone chính là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), được điều hòa tiết bởi hormone TSH từ tuyến yên trên não. Hormone do tuyến giáp sản xuất hoạt động trên tế bào trong hầu hết mọi mô của cơ thể.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một loạt xét nghiệm máu được sử dụng để đo mức độ hoạt động của tuyến giáp. Trong đó, 3 xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất là:
Một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp khác là: Định lượng T3 toàn phần, T4 toàn phần, TBG, các tự kháng thể, thyroglobulin (Tg)…
2. KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP?
Thông thường khi bác sĩ nghi ngờ bệnh lý tuyến giáp sẽ yêu cầu xét nghiệm hormone TSH và FT4. Xét nghiệm huyết thanh chức năng tuyến giáp đặc biệt nhạy và đặc hiệu trong chẩn đoán hai rối loạn phổ biến là suy giáp và cường giáp.
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, gây ra các triệu chứng như: hạ thân nhiệt, giảm trao đổi chất, tăng trưởng chậm, nhịp tim chậm, nhu cầu sinh lý giảm, trầm cảm.
Ngược lại, cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone gây ra các triệu chứng như: tăng cảm giác thèm ăn, giảm cân, không chịu được thời tiết nóng, tim đập nhanh, lo lắng, khó ngủ. Ở bệnh nhân nghi ngờ cường giáp song nồng độ FT4 bình thường hoặc ở mức ranh giới, sẽ cần xét nghiệm FT3 để đánh giá chức năng tuyến giáp và chẩn đoán cường giáp do hormone T3.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp, mà đặc biệt là TSH huyết thanh được khuyến cáo sàng lọc cho tất cả nam giới trên 65 tuổi và phụ nữ trên 35 tuổi mỗi 5 năm. Những người có yếu tố nguy cơ bệnh lý tuyến giáp cần xét nghiệm thường xuyên hơn, đó là:
- Có tiền sử mắc bệnh tự miễn.
- Tiền sử mắc bệnh tuyến giáp.
- Gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc sinh con trong 06 tháng.
Tuyến giáp đóng vai trò trong sự phát triển mô não và mô sinh trưởng ở bào thai và trẻ sơ sinh. Do đó, xét nghiệm TSH và FT4 thường được thực hiện ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Tình trạng suy giáp hoặc cường giáp ở người mẹ có thể dẫn đến hậu quả xấu cho cả người mẹ và thai nhi. Tình trạng suy giáp bẩm sinh ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến trẻ bị khuyết tật phát triển trí tuệ và thể chất.
3. LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
Xét nghiệm hormone tuyến giáp tầm soát bệnh lý tuyến giáp
Ngoài việc hữu ích để chẩn đoán các rối loạn chức năng tuyến giáp thì xét nghiệm chức năng tuyến giáp, mà đặc biệt là TSH còn giúp xác định nguồn gốc gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Suy giáp có nguồn gốc tuyến giáp: TSH tăng
- Suy giáp có nguồn gốc tuyến yên hay dưới đồi: TSH thấp
- Cường giáp có nguồn gốc tuyến giáp: TSH thấp
- Cường giáp có nguồn gốc tuyến yên hay dưới đồi: TSH tăng
Ngoài ra, xét nghiệm chức năng tuyến giáp giúp theo dõi tiến triển bệnh tuyến giáp và đánh giá đáp ứng điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp.