Nhiều người cùng có chung một thắc mắc là xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì? Khi thực hiện xét nghiệm này có gì cần lưu ý? Có thể nói đây là loại hình xét nghiệm phổ biến và rất quan trọng trong việc phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm máu, mời quý bạn đọc cùng tôi nghiên cứu thêm trong bài viết sau đây.
1. Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì?
Xét nghiệm máu là một chỉ định thường quy trong y khoa với mục đích là kiểm tra, phân tích, đo lường số lượng các tế bào máu và đánh giá chất lượng của chúng. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như xác định giai đoạn tiến triển, mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Nhiều người thường nghĩ rằng xét nghiệm máu sẽ phản ánh nhóm máu của cơ thể nhưng hình thức này còn là phương pháp giúp xác định các loại bệnh lý mà bạn đang có nguy cơ gặp phải. Cụ thể là những bệnh sau:
Bệnh về máu:
Xét nghiệm máu tổng quát có tác dụng phát hiện ra các bệnh về máu, bất kể thành phần máu nào có sự thay đổi bất thường thì đều phản ánh một điều là người bệnh đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe, nhất là các bệnh về máu như:
Bạch cầu tăng hoặc giảm về số lượng: rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng máu, bệnh ung thư máu,...;
Tế bào hồng cầu bất thường: xuất huyết, rối loạn hồng huyết cầu, thiếu máu,...;
Hemoglobin bất thường: hội chứng Thalassemia (tán máu bẩm sinh) hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm;
Hematocrit: nếu ở mức thấp thì là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, mức cao thì là triệu chứng khi cơ thể đang bị mất nước.
Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì
Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân
Bệnh về gan thận:
Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì? Bên cạnh các bệnh về máu, loại hình xét nghiệm này còn giúp kiểm tra, đánh giá chức năng gan. Nếu hàm lượng creatinin và ure có trong máu bất thường thì nguy cơ cao bệnh nhân đang phải đối mặt với các bệnh liên quan đến gan như tăng men gan, viêm gan A, B, C, D, ung thư gan, xơ hóa gan,... Hay các bệnh lý về thận như hội chứng thận hư, suy thận,...
Các bệnh về rối loạn chuyển hóa:
Bệnh tiểu đường: chỉ số glucose có trong máu phản ánh khả năng gặp phải tình trạng tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Như chúng ta đã biết, đái tháo đường là bệnh lý mạn tính với tỷ lệ người mắc cao;
Ngoài ra còn các bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ;
Các bệnh về rối loạn nội tiết, hormone,...
Xét nghiệm máu định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của các bệnh lý này, từ đó đưa ra phương án dự phòng, điều trị ngay từ sớm để tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh lý tim mạch:
Chỉ số nồng độ Triglyceride và Cholesterol trong máu sẽ giúp chúng ta đánh giá được các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Nếu chỉ số 2 thành phần này có bất thường thì khả năng người bệnh đang gặp một số vấn đề như rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch hay bệnh tim mạch vành.
Bệnh lý khác:
Không chỉ những bệnh điển hình nêu trên, xét nghiệm máu còn được chỉ định trong những trường hợp cần chẩn đoán các bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV/AIDS, một số bệnh về não như nhiễm trùng não hay thiếu máu não,...
Nhìn chung phương pháp xét nghiệm máu tổng quát sẽ giúp chúng ta chẩn đoán được các bệnh về máu (nhiễm trùng máu, giảm tiểu cầu, ung thư máu, thiếu máu,...), suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm ký sinh trùng, bệnh về gan, tim mạch, đường huyết,... Nếu kết quả xét nghiệm thu được phản ánh một số bất thường, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung khác để kết luận bệnh chính xác hơn.
2. Những điều cần ghi nhớ trước khi xét nghiệm máu
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm luôn được chính xác, bạn hãy ghi nhớ những điều sau:
Tùy thuộc vào danh mục xét nghiệm, hãy nhịn ăn từ 8 - 10 tiếng trước khi thực hiện. Có thể uống nước lọc nhưng không được uống các loại nước như nước hoa quả, nước có gas, chất kích thích, bia, rượu, cà phê,... Vì thành phần chứa trong các sản phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm;
Nên tiến hành xét nghiệm vào buổi sáng vì nếu làm muộn hơn đối với những xét nghiệm cần phải nhịn ăn bạn sẽ bị đói và mệt;
Tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng. Nếu người xét nghiệm máu là trẻ nhỏ thì hãy động viên bé để bé hợp tác;
Trước khi làm xét nghiệm máu hãy tạm thời ngừng dùng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,... thì vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc nhưng tốt nhất hãy trao đổi trước với bác sĩ.
Xét nghiệm máu là một chỉ định thường quy trong y khoa
Có thể nói việc chủ động thực hiện xét nghiệm máu chính là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện nguy cơ bệnh lý và bảo vệ sức khỏe của bạn. Khi các bệnh lý được chẩn đoán từ giai đoạn sớm sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho việc điều trị, từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí, hiệu quả điều trị cũng tốt hơn.
Trong trường hợp bạn đang muốn tìm địa chỉ đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm máu, hãy chọn ngay Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với gần 30 năm xây dựng và phát triển trong lĩnh vực thăm khám và chăm sóc sức khỏe, MEDLATEC đã có rất nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành Việt Nam. Sở hữu đội ngũ các chuyên gia, y bác sĩ và nhân viên y tế dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn giỏi và được đào tạo bài bản, cùng với đó là Trung tâm xét nghiệm đạt 2 chứng chỉ quốc tế song hành là ISO 15189:2012 và CAP giúp mang lại dịch vụ y tế chất lượng nhất đến với khách hàng.
Bên cạnh dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại viện, hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vẫn đang cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Phương thức này có rất nhiều ưu điểm như đem lại sự thuận tiện, giúp khách hàng tiết kiệm được tối đa thời gian thăm khám, chờ đợi kết quả nhưng chi phí dịch vụ vẫn ở mức vô cùng hợp lý.
Sau đây là quy trình lấy máu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC:
Khách hàng đăng ký đặt lịch lấy mẫu qua tổng đài 1900565656 hoặc qua đường link TẠI ĐÂY. Sau khi nhận được thông tin đăng ký từ khách hàng, tổng đài của MEDLATEC sẽ gọi lại xác nhận đặt lịch;
Nhân viên y tế theo lịch hẹn sẽ đến tận địa chỉ do khách hàng đăng ký để lấy mẫu máu. Quy trình này diễn ra rất nhanh chóng;
Mẫu bệnh phẩm sau đó sẽ được bảo quản theo tiêu chuẩn và được gửi về Trung tâm Xét nghiệm để phân tích theo đúng quy trình;
Khách hàng sẽ nhận kết quả xét nghiệm qua tin nhắn hoặc được trả tận nhà. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ gọi điện thoại tư vấn, nếu có bất thường thì sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán cần thiết khác và hướng dẫn phương án điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời cho thắc mắc xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì? Như vậy có thể thấy rằng xét nghiệm máu chính là chỉ định thường quy quan trọng, giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như sự tiến triển của các bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải.